//

Cây rẻ quạt

Thông tin về cây rẻ quạt

  • Tên khoa học là: Belamcanda sinensis (L) DC, họ lay ơn.
  • Tên gọi khác: Cây xạ can, lưỡi đồng.
  • Nguồn gốc: Trung Quốc và Nhật Bản

Khu vực phân bố

Mọc hoang dại ở những vùng đồi núi trung du, sườn núi, ven suối, ven sông. Ở nước ta, cây rẻ quạt được tìm thấy ở Lạng Sơn, Lào Cai, Hòa Bình, một số vùng núi ở Hà Nội, Nghệ An, Cần Thơ…

Hiện nay, cây rẻ quạt còn được trồng ở nhiều gia đình làm cảnh và làm thuốc. Xạ can còn được trồng làm cảnh ở các đơn vị, cơ quan, bệnh viện, trường học.

Đặc điểm cây rẻ quạt

  • Là cây thân thảo có chiều cao khoảng 0,5m.
  • Lá cây mảnh dẻ có thể dài đến 30cm và rộng 2cm. Các lá xen lẫn nhau tạo thành mặt phẳng và xòe ra như quạt nên được gọi là cây rẻ quạt.
  • Hoa rẻ quạt mọc thành cụm, mỗi bao ho có 6 mảnh vàng cam xen với đốm đỏ.
  • Quả có màu đen bóng, có hình giống với trứng chim sẻ.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thân và rễ cây rẻ quạt có chứa glucozit belamcandin, shekanin, glucozit iridin, irisfloretin, tectoridin. Những hoạt chất này có tác dụng chữa ho có đờm, viêm họng, viêm amidan, rối loạn tiêu hóa và chữa trị vết thương ngoài da.

Bộ phận được dùng làm thuốc

Thân và rễ xạ can là bộ phận được sử dụng làm thuốc.

Cách thu hái và chế biến

Thu hái cả cây vào mùa thu và mùa đông. Sau đó, tước lá, cắt rễ con rồi đem rửa sạch đất cát. Ngâm vào nước vo gạo 1 ngày đêm để tẩy độc. Cuối cùng thái mỏng rồi phơi khô để sử dụng làm thuốc.

Tính vị

Dẻ quạt có tính hàn hơi độc, vị đắng, tác động vào 2 kinh là phế và can. Do đó, xạ can có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm, tiêu viêm, tốt cho tiêu hóa, chữa trị được nhiều bệnh lý về họng.

Công dụng chữa bệnh của cây rẻ quạt

Cây rẻ quạt được cả Đông y và y học hiện đại chỉ ra rằng có tác dụng chữa trị những bệnh lý sau đây:

  • Viêm họng, viêm amidan viêm phế quản mãn tính
  • Ho hen, hen suyễn, ho có đờm
  • Chữa trị bệnh quai bị
  • Bí đại tiểu tiện
  • Tắc sữa, sưng vú
  • Chướng bụng, tích nước trong bụng

Các bài thuốc chữa bệnh của cây rẻ quạt

Chữa ho có đờm, bí tiểu tiện, tắc sức, sưng vú và quai bị

Sử dụng 10g cây rẻ quạt khô sắc cùng với 800ml nước. Chắt nước thuốc uống hàng ngày.

Trị viêm phế quản mãn tính

Vị thuốc: 5g rẻ quạt khô, 2g cát cánh, 2g hoàng cầm và 2g cam thảo.

Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc trên vào sắc lấy nước uống hàng ngày. Mỗi ngày 1 thang.

Chữa tích nước trong bụng

Dùng 20g rẻ quạt tươi rửa sạch. Sau đó, giã lấy nước uống. Áp dụng cách chữa này đến khi đi tiểu được thì thôi.

Trị viêm amidan

Rửa sạch 10 lá rẻ quạt tươi, thêm một chút muối, sau đó giã nhuyễn. Thêm 100ml nước đun sôi để nguội, trộn đều, lọc lấy nước. Sử dụng nước này ngậm vào buổi sáng và súc họng vào buổi tối. Sau 1 tuần triệu chứng viêm amidan sẽ biến mất.

Chữa viêm họng

Có nhiều cách chữa viêm họng từ cây rẻ quạt, chẳng hạn như:

Viêm họng nhẹ

Dùng rẻ quạt 9g, kim ngân hoa 9g, bạc hà 6g và cam thảo 6g. Sắc các vị thuốc này mỗi ngày một thang lấy nước uống.

Chữa viêm họng nặng

Rẻ quạt 12g, cát cánh 12g, cam thảo 8g và hoàng cầm 8g. Sắc mỗi ngày một thang lấy nước uống hàng ngày.

Thời xưa 4 vị thuốc này được tán thành bột, trộn lẫn với nhau rồi dùng nước đun sôi để nguội pha uống. Bài thuốc được gọi là “Đoạt mệnh tán”, chữa viêm họng rất nặng và giành lại tính mệnh đang bị nguy cấp.

Trị viêm họng từ bên ngoài

Sử dụng 10 – 20g thân rễ rẻ quạt tươi. Rửa sạch rồi nhúng qua nước sôi, rồi giã nát cùng với một ít muối hạt. Lọc lấy nước dùng để ngậm rồi nuốt từ từ. Phần bã mang hơ nóng lên rồi dùng đắp vào cổ.

Các bài thuốc chữa viêm họng khác

Bài thuốc số 1

Dùng lá cây rẻ quạt, cắt thành từng đốt nhỏ. Đem giã nát, thêm một chút nước ấm, khuấy đều. Đợi lắng cặn, chắt lất nước dùng để uống. Uống từ từ khoảng 1 phút sau cổ họng nóng rát sau cảm giác khó nuốt, đau do viêm họng sẽ biến mất. Áp dụng bài thuốc này vào mỗi buổi tối, sau 3 – 5 ngày triệu chứng viêm họng khỏi hẳn.

Bài thuốc số 2

Dùng củ rẻ quạt tươi, rửa sạch sau đó nướng chín kỹ cùng muối. Cho vào hũ thủy tinh, đậy nắp bảo quản. Hàng ngày lấy một ít ra ngậm rồi nuốt nước từ từ xuống cổ họng. Nhai và nuốt bã có thể dẫn đến tình trạng niêm mạc bị phồng rộp nên chú ý không nhai. Thực hiện 3 lần/ngày.

Bài thuốc số 3

Dùng rễ rẻ quạt đã được sao vàng, sắc với nước uống trong ngày. Mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Sau 3 – 5 ngày tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc số 4

Rễ cây rẻ quạt rửa sạch rồi phơi khô. Sau đó dùng để nhai cùng với muối hạt sẽ giúp sát trùng họng rất tốt trong trường hợp bị viêm họng hạt và viêm amidan.

Bài thuốc số 5

Vị thuốc: Rễ rẻ quạt khô 8g, sài đất khô 10g, hạt đậu chiều sao vàng 8g và dây cam thảo tươi 8g.

Cho tất cả các vị thuốc này vào sắc với 400ml nước. Đến khi cô cạn còn 1/4 thì chắt lấy nước thuốc. Chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc số 6

Sử dụng khoảng 5 – 6g rễ và thân cây rẻ quạt sắc lấy nước uống hàng ngày. Để tăng hiệu quả trị bệnh của thuốc có thể thêm 1 – 2 lá mạch môn, 1 – 2 củ sâm đại hàng và 1g cam thảo.

Lưu ý khi sử dụng cây rẻ quạt chữa bệnh

Chỉ dùng từ 5 – 7g rẻ quạt tươi, bởi nếu dùng nhiều có thể gây nóng, bỏng rát trong miệng.

Khi áp dụng cách chữa tri bệnh từ cây rẻ quạt sau một thời gian bệnh không chuyển biến thì cần đến bệnh viện thăm khám và có cách điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cây rẻ quạt. Hi vọng qua đó bạn đọc biết thêm được những tác dụng chữa trị bệnh của loài cây này và lựa chọn được cách chữa phù hợp. Cây rẻ quạt vừa làm cảnh, vừa làm thuốc nên thiết nghĩ mỗi gia đình nên trồng vài cây trong nhà.
 


Hà thủ ô đỏ – Dược liệu quý

19/06/2021 - 5.047lượt xem

Cây quế chi

18/11/2019 - 47.033lượt xem

Cây sả

19/10/2019 - 37.320lượt xem

Chanh

19/10/2019 - 19.889lượt xem

Cây sài đất

19/10/2019 - 27.602lượt xem
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Trường cao đẳng Dược Trung ương hải Dương
  • 324 Nguyễn Lương Bằng - Thành phố Hải Dương
  • Điện thoại: 0220.3.890.944
  • Fax: 0220.3.890.486
  • Email: caodangduoctwhd@moet.edu.vn
  • Website: www.duoctu-hd.edu.vn
  • CRBPharm - Sản phẩm từ tâm
  •  
Tuyển sinh - Đào tạo

Đăng ký nhận bản tin từ nhà trường

Fanpage Facebook