//

Cây quế chi

Cây quế chi có tên khoa học Cinnamomum cassia Presl, thuộc họ Long não. Quế chi có tác dụng kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa nên thường được dùng như một loại gia vị. Ngoài ra, dược liệu này cũng được sử dụng trong các trường hợp bệnh do nhiễm phong hàn..

1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Quế, Quế đơn, Nhục quế, Quế thanh, Mạy quẻ, Ngọc thụ,…
Tên khoa học: Cinnamomum cassia Presl
Tên dược: Ramulus cinnamoni.
Họ: Long não (danh pháp khoa học: Lauraceae)
 
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả:
Quế chi là cây thân gỗ lớn, có chiều cao trung bình từ 10 – 20cm. Thân có vỏ nhẵn, màu nâu nhạt. Lá mọc so le, cuống ngắn, lá cứng và giòn, không có răng cưa. Lá hình thuôn dài, màu xanh sẫm, mặt bóng. Mỗi lá có 3 gân, gân lá màu vàng và hiện rõ.
Hoa mọc thành cụm ở nách lá hoặc ở ngọn của cành. Hoa quế chi có màu trắng hoặc vàng nhạt. Hoa nhỏ, mỗi hoa có 4 cánh, nhị màu vàng đậm. Quả hạch, hình trứng, khi chín có bề mặt nhẵn và có màu nâu tím.
Mùa hoa thường bắt đầu từ tháng 6 – 8, quả mọc vào tháng 10 – 12 đến tháng 2 – 3 năm sau.
 

 
Phân bố:
Quế chi mọc nhiều ở các địa phương của nước ta, bao gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh...

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Bộ phận được dùng làm dược liệu của cây quế chi là cành con. Đối với cây trên 10 năm, có thể thu hoạch vỏ.
Thu hái: Thu hái vào mùa xuân.
Chế biến: Đem phơi khô trong râm hoặc phơi ngoài nắng. Sau đó đem cắt thành lát mỏng.
Bảo quản: Nơi khô thoáng.
 
 
4. Thành phần hóa học
Cây quế chi có chứa tinh dầu từ 1 – 3%, một số cây có thể chứa đến 6%, các hợp chất diterpenoid, flavonoid, tannin, phenylglycosid, coumarin, aldehyd cinnamic, bazylacetat, banzaldehyd, cinnamylacetat, aldehyd cinnamic,…
 
5. Tác dụng dược lý
+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Kích thích tiêu hóa, tăng tuần hoàn, trợ hô hấp và thúc đẩy bài tiết.
Tác dụng co mạch, co bóp tử cung và tăng nhu động ruột.
Chống xơ vữa động mạch, tiêu diệt gốc tự do và hạn chế hình thành khối u.
Kích thích vị giác và đường tiêu hóa nên có thể được sử dụng như một loại gia vị. Ngoài ra, thành phần trong cây quế chi còn có khả năng ức chế vi nấm giúp thức ăn bảo quản được lâu hơn.
+Theo y học cổ truyền:
Công năng: Giảm hội chứng ngoại sinh, tăng tiết mồ hôi, hoạt huyết, trừ hàn, làm ấm kinh lạc.
Chỉ định: Dùng cho thể phong hàn của hội chứng ngoại cảnh, thể phong hạn của hội chứng hư, dương hư ở tâm và tỳ, dương suy ở ngực, đau khớp do nhiễm phong,…

Tính vị
Quế chi có vị ngọt, đắng, thơm và tính ấm.

Qui kinh
Qui vào kinh Bàng quang, Tâm và Phế.
 
6. Cách dùng, liều dùng
Có thể sử dụng quế chi dạng bột, phơi khô hoặc ở dạng cồn, tinh dầu. Liều dùng thông thường từ 3 – 10g mỗi ngày.
 
Bài thuốc
Quế chi được ứng dụng lâm sàng vào các bài thuốc sau:
Bài thuốc trị tiểu đường: Dùng 2 thìa cà phê bột quế, 1 thìa cà phê bột yến mạch và 500ml nước, đem trộn các nguyên liệu với nhau và dùng mỗi ngày 2 lần. Nên sử dụng vào buổi sáng và buổi tối, liệu trình kéo dài 15 ngày.

Bài thuốc cho bệnh nhân thể phong hàn của hội chứng ngoại cảnh: Dùng quế chi 46g (đã cạo bỏ vỏ), sinh khương 42g, chích cam thảo 40g, hạnh nhân 6 hạt, ma hoàng 6g, thược dược 42g. Đem ma hoàng sắc với nửa lít nước, còn lại 450ml sau đó thêm các vị thuốc khác vào, tiếp tục sắc còn 200ml. Chia thành 2 lần uống.

Bài thuốc trị dương hư ở tâm (triệu chứng thở nông, phù, đánh trống ngực,…): Dùng quế chi 120g, phục linh 160g, bạch truật và chích cam thảo mỗi loại 80g đem sắc uống.
 
Lưu ý
Một số đối tượng cần thận trọng khi dùng dược liệu quế chi:
Không dùng quế chi cho các bệnh nóng sốt
Bệnh nhân suy gan hoặc có vấn đề về gan
Phụ nữ đang mang thai
Tác dụng phụ khi dùng quế:
 
Viêm miệng, lưỡi và nướu
Khó thở
Dị ứng
Viêm da dị ứng
Đỏ mặt
Nóng trong người
Tăng nhịp tim

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về cây quế chi. Tuy nhiên thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc tuyệt đối không tự ý áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
 

 

Hà thủ ô đỏ – Dược liệu quý

19/06/2021 - 5.069lượt xem

Cây rẻ quạt

21/10/2019 - 52.164lượt xem

Cây sả

19/10/2019 - 37.383lượt xem

Chanh

19/10/2019 - 19.977lượt xem

Cây sài đất

19/10/2019 - 27.629lượt xem
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Trường cao đẳng Dược Trung ương hải Dương
  • 324 Nguyễn Lương Bằng - Thành phố Hải Dương
  • Điện thoại: 0220.3.890.944
  • Fax: 0220.3.890.486
  • Email: caodangduoctwhd@moet.edu.vn
  • Website: www.duoctu-hd.edu.vn
  • CRBPharm - Sản phẩm từ tâm
  •  
Tuyển sinh - Đào tạo

Đăng ký nhận bản tin từ nhà trường

Fanpage Facebook